NHỮNG BIẾN CHỨNG KHI DÙNG TĂM XỈA RĂNG
Xỉa răng bằng tăm là thói quen đặc trưng của người Việt sau mỗi bữa ăn, đây chính là sai lầm lớn dẫn đến nhiều biến chứng như:
1. Gây nên các bệnh lý, tổn thương răng miệng:
Khi thức ăn bị kẹt lại ở các khe, chân răng người ta thường dùng tăm nhọn để đẩy vụn thức ăn ra ngoài, do đầu tăm nhọn nên khi xỉa vào giữa chân răng khiến khe hở ngày càng rộng dần theo thời gian từ đó thức ăn, mảng bám cũng kẹt lại nhiều hơn hình thành các ổ vi khuẩn gây nên tình trạng sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng,…
(Xỉa răng thường xuyên sẽ gây nên các khoảng trống tại các chân răng từ đó làm thức ăn kẹt lại ngày càng nhiều (**))
2. Tổn thương nướu răng:
Tăm xỉa răng thường được vót nhọn ở 2 đầu nên khi xỉa rất dễ gây tổn thương cho nướu răng làm viêm nướu, chảy máu chân răng kéo dài. Nhiều trường hợp khi xỉa răng mạnh phần đầu tăm còn đâm sâu vào nướu làm tổn thương xương hàm, những vết thương nhỏ này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nướu, nhiễm trùng nướu hoặc thậm chí nhiễm trùng máu nếu người bị chủ quan không đến nha khoa điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó dùng tăm xỉa răng lâu ngày không chỉ làm khoảng cách giữa các khe răng rộng ra mà còn làm teo các gai nướu, tụt lợi gây mất thẩm mỹ nụ cười.
(Dùng tăm xỉa răng không đúng cách sẽ dễ gây tổn thương, viêm nướu dẫn đến nguy cơ tụt nướu cao (**))
Ngoài ra, ngoài dùng tăm để xỉa răng nhiều người còn dùng những vật dụng khác như que tre, que nhang để xỉa răng điều này càng làm gia tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu và các bệnh lý nhiễm trùng răng miệng.
XỈA RĂNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH ?
Theo bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ răng sứ và nha tổng quát tại Nha Khoa Sài Gòn thì xỉa răng là thói quen không tốt nên chúng ta cần loại bỏ sớm để gìn giữ sức khoẻ răng miệng.
Nếu không loại bỏ các mảng bám tại các kẽ răng mà chỉ chải răng theo cách thông thường thì chỉ làm sạch được khoảng 65 – 70% nên việc làm sạch mảng bám tại kẽ răng là rất cần thiết
Chính vì vậy dùng chỉ nha khoa để “xỉa răng” là phương pháp tối ưu nhất mà bác sĩ thường khuyên dùng. Phần chỉ nha khoa bằng tơ mỏng nên len lỏi tốt vào những kẽ răng và đưa vụn thức ăn ra ngoài, bên cạnh đó chỉ nha khoa cũng được tiệt trùng nên hạn chế hoàn toàn những khả năng gây viêm, tổn thương nướu răng.
(Chỉ nha khoa luôn được bác sĩ khuyên dùng để làm sạch răng miệng thay thế cho tăm xỉa răng)
* Dùng chỉ nha khoa đúng cách:
Khi dùng chỉ nha khoa bạn cần lấy 1 đoạn dài từ 45 – 50cm cuộn vào 2 ngón tay đỏ, sau đó đặt vào răng di chuyển nhẹ nhàng lên xuống đến khi cảm thấy mảng bám sạch hoàn toàn.
Hạn chế những chuyển động và va chạm quá mạnh với nướu sẽ gây tổn thương, chảy máu chân răng.
(Lấy vừa đủ lượng chỉ cần thiết sau đó di chuyển nhẹ nhàng giữa các kẽ răng để loại bỏ mảng bám)
Sau khi dùng chỉ nha khoa nếu cẩn thận hơn bạn có thể dùng thêm nước súc miệng để làm sạch lại một lần nữa và cho hôi thở thơm mát hơn.
Kết luận:
Xỉa răng là một thói quen đã có từ lâu đời của người Việt nhưng trên thực tế đã chứng minh được không ít biến chứng đã xảy ra từ thói quen này nên chúng ta cần loại bỏ sớm để bảo vệ sức khoẻ răng miệng.
Chúng ta cũng nên chủ động chăm sóc răng miệng nhiều hơn, một khi đã phát hiện có những dấu hiệu bất thường ở răng, nướu thì đừng nên chủ quan và đến nha khoa uy tín điều trị kịp thời để đảm bảo hiệu quả, đỡ tốn kém chi phí, thời gian hơn so với khi bệnh trở nặng.