Thời gian làm việc: Thứ 2 - Chủ nhật (8h - 20h)
Thời gian làm việc: Thứ 2 - Chủ nhật (8h - 20h)

Nha khoa trẻ em

Răng sữa giúp cho xương hàm phát triển hoàn thiện, bình thường trong thời gian đầu. Sai lầm lớn của người lớn là luôn nghĩ rằng răng sữa của trẻ em không quan trọng mà không biết rằng những bệnh lý của răng sữa đều ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn về sau.

6 VẤN ĐỀ RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ

1. SÂU RĂNG

Sâu răng là tình trang răng bị tổn thương mô cứng, có những lỗ hổng trên răng do vi khuẩn gây nên.

Nguyên nhân:

Vệ sinh răng miệng không tốt, ăn nhiều chất có đường.

Biểu hiện

  • Trên bề mặt răng xuất hiện những đốm đen màu nâu, đen hoặc trắng.
  • Răng trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt.
  • Đau răng, đau tự phát hoặc đau xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng
  • Đau nhẹ đến đau khi ăn hoặc uống thứ gì đó ngọt, nóng hoặc lạnh.
  • Việc đau răng có thể khiến bé bị viêm lợi và có thể bị sốt.

Tác hại

Sâu răng làm ăn mòn men răng, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến tủy răng gây nên tình trạng đau nhức, buốt răng và thậm chí bị sốt.

Giải pháp:

Tùy vào độ tuổi và tình trạng răng miệng của bé mà có thể có các phương án: Điều trị răng sữa bị sâu không trám, trám răng sữa bị sâu, hoặc nhổ răng sữa bị sâu.

2. SÚN RĂNG

Hình ảnh em bé bị Sún răng

Nguyên nhân:

  • Trẻ ăn, uống quá nhiều đồ ngọt.
  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Bị sâu răng toàn hàm.
  • Thiếu canxi hoặc Flour
  • Mẹ sử dụng kháng sinh trong quá trình mang thai.

Biểu hiện:

Răng có thể bị mòn răng dần về phía chân răng, từ rìa cắn, hoặc từ các mặt bên của răng hoặc từ cổ răng. Răng cứ bị mòn, mẻ, vỡ và đen dần đến khi chỉ còn chân răng sát nướu.

Tác hại

  • Răng sữa bị tổn thương có thể gây đau nhức, khó chịu.
  • Răng sún có thể khiến cho trẻ bị nói ngọng.
  • Răng sữa bị tổn thương có thể ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn cùng khuôn miệng của trẻ.

Giải pháp:

Tùy vào độ tuổi và mức độ sún răng mà có thể: Điều trị răng sún không nhổ hoặc nhổ răng sún.

3. VIÊM LỢI VÀ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG

Nguyên nhân:

  • Mọc răng
  • Vệ sinh răng miệng chưa tốt khiến hình thành mảng bám
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc ăn vật cứng khiến lợi bị chấn thương Biểu hiện:
  • Phần lợi sưng tấy đỏ, nặng thì có thể hình thành mủ và gây sốt.

Tác hại:

Phần lợi sưng tấy, có thể chảy máu và làm bé biếng ăn, hoặc có thể gây sốt. Viêm lợi tiến triển sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng của bé, ảnh hưởng đến thể chất và thẩm mỹ của bé sau này.

Giải pháp:

  • Đưa bé tới nha khoa kiểm tra răng định kỳ.
  • Chú ý đến khẩu phần ăn hàng ngày của bé, tránh để bé ăn, cắn phải đồ cứng.
  • Vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ, đúng cách.

4. LỆCH KHỚP CẮN

Lệch khớp cắn là tình trạng răng lệch tâm của răng hàm trên và hàm dưới khiến răng không cắn khít lại với nhau, các răng ở trên cung hàm mọc lệch lạc ngoài cung hàm.

Các trường hợp răng bị lệch khớp cắn thường gặp.

Nguyên nhân:

  • Di truyền
  • Mất răng sữa sớm
  • Trẻ có thói quen như: Mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả lâu…
  • Cung hàm hẹp

Biểu hiện:

  • Có thể nhìn thấy các răng mọc chen chúc, không đều, khấp khểnh, răng thưa, răng cắn hở, cắn ngược…
  • Trẻ thường bị cắn phải má trong hoặc lưỡi khi nhai hoặc nói chuyện.
  • Trẻ khó khăn trong việc ăn nhai
  • Có vấn đề khi phát âm và nói chuyện khó khăn, không chuẩn.

Tác hại

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của răng miệng của trẻ sau này như: răng mọc lộn xộn, mọc chìa, mọc lệch, hô hoặc móm răng cửa, răng kích thước không đều…
  • Khiến trẻ khó ăn nhai, phát âm.
  • Khó khăn vệ sinh răng miệng, dẫn tới các bệnh lý về răng miệng.

Giải pháp:

Niềng răng/ Chỉnh nha

BẢNG GIÁ NIỀNG RĂNG TẠI NHA KHOA SÀI GÒN H.N 2019

(Khám, tư vấn & báo giá trước khi tiến hành điều trị)

Đơn vị tính: VNĐ

DỊCH VỤ PHÂN LOẠI CHI PHÍ ĐVT
Khám, tư vấn Miễn phí
Nắn chỉnh răng Chỉnh nha tháo lắp 5.000.000 – 8.000.000 2 Hàm
Niềng răng mắc cài kim loại Forestadent (Đức) 25.000.000 2 Hàm
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc 35.000.000 2 Hàm
Niềng răng mắc cài sứ họng Forestadent 40.000.000 2 Hàm
Niềng răng mắc cài sứ tự buộc họng Forestadent 50.000.000 2 Hàm
Niềng răng mắc cài kim loại Bio Progessive 0.18 30.000.000 2 Hàm
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc Damon -Q 40.000.000 2 Hàm
Niềng răng mắc cài sứ tự buộc Damon – Clear 60.000.000 2 Hàm
Niềng răng không mắc cài Ecligner 50.000.000 – 60.000.000 2 Hàm
Niềng răng không mắc cài Invisalign 80.000.000 – 120.000.000 2 Hàm
RPE nong hàm 5.000.000 1 Hàm
Transforce (Giãn hàm) 8.000.000 1 Hàm
Head Gear (Ngoài mặt) 8.000.000
Khí cụ Bimetich 8.000.000
Quad – Helix 8.000.000
Twinblock Twinblock cố định 10.000.000 2 Hàm
 

 

Twinblock tháo lắp 8.000.000 2 Hàm
Facemask Khí cụ ngoài mặt 5.000.000 Toàn hàm
Chin cup 5.000.000 Toàn hàm
Minivis 4.000.000 1 Vít
Cung lưỡi 1.000.000 1 Hàm
Cung khẩu cái TPA 1.000.000 1 Hàm
Phương pháp điều trị Meaw 5.000.000 Toàn hàm

 

5. THAY RĂNG SỮA

Thông thường khi trẻ được 5 – 6 tháng tuổi thì răng sữa bắt đầu mọc và hoàn thiện khi bé được 3 tuổi. Các răng này sẽ rụng dần đi và được thay bằng răng vĩnh viễn.

Chức năng của răng sữa

Răng sữa giúp cho xương hàm phát triển hoàn thiện, bình thường trong thời gian đầu; giúp trẻ phát âm chính xác, không bị ngọng và nghiền nát thức ăn trong thời kỳ tập ăn.

Ảnh bé thay răng sữa

Răng sữa thay khi nào?

Răng sữa đến tuổi thay sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo một quy luật đặc biệt. Lúc này dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng, thân răng sữa phía trên để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn theo quy luật sau:

 STT THỨ TỰ THAY RĂNG SỮA ĐỘ TUỔI BÉ THAY RĂNG
1  Răng cửa giữa  5 – 7 tuổi
2  Răng cửa bên  7 – 8 tuổi
3  Răng hàm sữa thứ nhất  9 – 10 tuổi
4  Răng nanh sữa  10 – 11 tuổi
5  Răng hàm sữa thứ hai  11 – 12 tuổi

Trong trường hợp đến tuổi thay răng sữa nhưng răng vẫn không lung lay hay rụng đi thì cần phải có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.

Buộc phải thay răng sữa khi nào?

Theo các chuyên gia nha khoa, bạn nên thay răng sữa cho trẻ trong các trường hợp sau:

Răng sữa đau, bị viêm, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần mà không khỏi thì bạn nên cho bé nhổ để khỏi ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

Răng sữa bị viêm cement cấp, viêm nhiễm ở chóp răng, hư tủy lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.

Răng sữa đến tuổi thay, lung lay hoặc chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc.

Trẻ  không nên nhổ răng sữa khi

Trẻ em đang bị viêm lợi cấp, viêm lợi vincent.

Trẻ bị bệnh tim, các bệnh về máu, bệnh gan, thấp khớp hay bệnh truyền nhiễm thì chỉ nhổ răng khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ.

Không nên nhổ răng khi trẻ em đang mang các khối u ác tính, sốt bại liệt.

Bảng giá nhổ răng sữa trẻ em tại Nha khoa Sài Gòn H.N

STT KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ PHÂN LOẠI PHÍ ĐVT
1 Khám, tư vấn Miễn phí
  Răng sữa, bôi tê 50.000 1 răng
  Răng sữa, tiêm tê 100.000 1 răng
2 Nhổ răng sữa Răng vĩnh viễn 300.000 – 600.000 1 răng
Răng chỉnh nha (răng cối nhỏ ) 200.000 1 răng

 

6. THIỂU SẢN MEN RĂNG

Thiểu sản men răng là sự hình thành không đầy đủ hoặc lỗi cấu trúc khung protein trong giai đoạn hình thành phôi thai của răng, dẫn tới bất thường về số lượng men răng nhưng chất lượng lại bình thường.

Nguyên nhân

  • Thiểu sản men răng do di truyền
  • Thiếu sản men răng do môi trường

Biểu hiện

  • Men không được hình thành đầy đủ về bề dày. Men răng mềm và mỏng, dễ bị vỡ và lộ lớp ngà răng phía dưới.
  • Bề mặt thân răng bị đổi màu như có các đốm trắng hoặc mờ đục, tùy thuộc vào các loại thiểu sản men răng mà răng có màu từ trắng, vàng trắng cho tới nâu.

Tác hại

  • Gây mất thẩm mỹ cho khuôn miệng và nụ cười.
  • Dẫn đến sâu răng, vỡ răng dần.
  • Gây tụt nướu/lợi dần dần dẫn đến mất răng.

Giải pháp

Bổ sung canxi và trám răng nếu thiếu sản men răng thân trên.

Hình ảnh khách hàng

ĐĂNG KÝ GỌI LẠI